Kha tử và tác dụng trị ho tuyệt vời

08/Apr/2024
Kha tử và tác dụng trị ho tuyệt vời Hiện nay, tình trạng các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, khản tiếng đang có xu hướng ngày càng gia tăng và biến đổi phức tạp. Trong khi đó, thực trạng kháng kháng sinh đang ở mức báo động, vì vậy xu hướng quay trở lại sử dụng các dược liệu thiên nhiên đang trở thành xu hướng tất yếu. Và đối với các bệnh đường hô hấp, kha tử là một trong những vị thuốc được ưu tiên hàng đầu với rất nhiều tác dụng tuyệt vời như kháng khuẩn, kháng virus, giảm ho, long đờm.

1. Kha tử là gì?

Kha tử là quả chín phơi khô của cây chiêu liêu, có tên khoa học là Terminalia chebula Retz., thuộc họ Bàng (Combretaceae).

Cây chiêu liêu mọc dại và được trồng rất nhiều ở miền nam Việt Nam, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. 

 Quả kha tử khi còn xanh trên cây Chiêu liêu

2. Kha tử có tác dụng gì?

Kha tử đã được sử dụng tại Ấn Độ từ hơn 5000 năm trước với rất nhiều ứng dụng. Trong đó, nổi bật nhất là tác dụng điều trị ho, viêm họng và viêm phế quản.

2.1 Tác dụng của Kha tử theo Y học hiện đại

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng:

- Hoạt chất Polysaccharide trong kha tử có tác dụng giảm ho rõ rệt. Tác dụng này thậm chí còn cao hơn cả codein-một thuốc giảm ho mạnh nhất hiện nay.

- Hoạt chất Alloyl trong kha tử có tác dụng ức chế rất nhiều loại virus gây bệnh hô hấp như: virus Rhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virus cúm A, cúm B, adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV). Ngoài ra, hoạt chất retrovirus trong kha tử cũng đồng thời bảo vệ tế bào mô, chống virus cúm A và phục hồi nhiễm trùng hô hấp cấp tính.

- Với hàm lượng Tanin rất cao bao gồm: axit galic, egalic, luteolic, chebulinic, kha tử có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh, giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn A.

2.2 Tác dụng của Kha tử theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, kha tử có kha tử có vị cay, đắng, tính ôn, hơi se quy vào hai kinh là phế và đại trường, có tác dụng liễm phế chỉ khái, sáp trường chỉ tả. Chuyên dùng trong các trường hợp phế hư, ho hen, viêm hầu họng, khản tiếng, tiêu chảy lâu ngày,...

3. Cách sử dụng Kha tử sao cho hiệu quả

- Cách 1: ngậm quả kha tử 

Lấy 1 quả kha tử, ngậm trong miệng như ngậm kẹo. Sau đó nuốt nước từ từ cho đến khi hết vị chát thì dừng lại. Hoạt chất tanin trong kha tử sẽ tiêu diệt vi khuẩn, virus tại niêm mạc họng. Từ đó làm giảm sưng đau, chống viêm họng. Thông thường, nên ngậm 3-4 quả/ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

- Cách 2: phối hợp với các vị thuốc khác

Kha tử sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi phối hợp thêm với 2 vị thuốc là cát cánh và cam thảo. Đối với các trường hợp viêm họng nặng, nên sử dụng kha tử 8g, cát cánh 10g và cam thảo 6g, mang đi sắc uống, chia 3 lần trong ngày. 

4. Lưu ý khi sử dụng Kha tử trong điều trị viêm họng

Kha tử là một vị thuốc tuyệt vời trong điều trị các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng bởi khả năng kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng riêng lẻ thì chỉ có tác dụng đối với các trường hợp nhẹ. Đối với các trường hợp nặng hơn, thì cần phối hợp kha tử với các vị thuốc khác, ví dụ như cát cánh, cam thảo,...

Sản phẩm siro ho Deflasol của Dược Song Anh với thành phần Kha tử, cát cánh, cam thảo, húng chanh kết hợp thêm cao lá thường xuân, chiết xuất cúc tím, phối hợp cùng các hoạt chất tăng cường miễn dịch như kẽm gluconate, keo ong, immunepath giúp kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giảm ho long đờm, tăng cường miễn dịch. Đây là sản phẩm đã ra đời từ năm 2014 và đã được đông đảo các bác sĩ, dược sĩ và người tiêu dùng tin tưởng sử dụng cho đến nay.

Siro ho Deflasol của Dược Song Anh